Sàn gỗ là một lựa chọn phổ biến cho việc lát sàn nhà và các công trình xây dựng. Lắp đặt sàn gỗ trong không gian sống và làm việc ngày nay không còn quá xa lạ. Ngày càng có nhiều người quan tâm tới dòng vật liệu sàn này bởi những công năng tuyệt vời mà chúng mang lại. Mặc dù vậy, việc lựa chọn các loại sàn gỗ như thế nào không hề đơn giản. Tuy nhiên, thị trường sàn gỗ đa dạng với nhiều loại khác nhau, và việc phân biệt chúng có thể khá phức tạp. Dưới đây, TDG chia sẻ nội dung về phân biệt các loại sàn gỗ thông qua một số yếu tố quan trọng dưới đây nhé!

  1. Sàn gỗ có những loại nào?
  • Sàn gỗ tự nhiên

Ván sàn từ gỗ tự nhiên là dòng sàn gỗ cao cấp nhất trong nhóm hàng ván gỗ ốp lát. Các tấm ván được sản xuất từ 100% gỗ tự nhiên, sau khi khai thác sẽ được xẻ thành các tấm dài có kích thước và độ dày khác nhau. Sàn gỗ tự nhiên sử dụng từ những loại gỗ cứng, chịu lực tốt, chống ma sát, mài mòn… Trước đây để làm sàn gỗ người ta thường phải sử dụng những loại gỗ quí như gỗ gõ, gỗ cẩm lai, gỗ căm xe… Sản phẩm có thể được kết cấu dạng gỗ thịt nguyên tấm hoặc gỗ thịt ghép thanh tùy vào giá thành và yêu cầu của người dùng. Tuy nhiên, điểm chung của dòng sản phẩm này đó là tính thẩm mỹ sắc nét, tinh tế đem lại đẳng cấp sử dụng cho chủ sở hữu. Các loại ván sàn gỗ tự nhiên cũng có độ bền rất cao đảm bảo công trình có tuổi thọ sử dụng lâu dài.

Vật liệu lót sàn nhà bằng gỗ tự nhiên vẫn luôn tồn tại vị thế riêng biệt. Đây là dòng vật liệu sàn đã có mặt từ nhiều thế kỷ trước và cho tới nay vẫn chưa từng lỗi mốt. Các loại sàn gỗ tự nhiên hiện nay có cấu tạo bao gồm lớp gỗ thịt dày, chắc và được hoàn thiện bằng lớp sơn dầu hoặc sơn mài cao cấp. Ngày nay bằng những kỹ thuật tiên tiến kết hợp máy móc hiện đại trong ngành công nghiệp chế biến gỗ đã tạo ra sàn gỗ tự nhiên từ nhiều chủng loại gỗ khác nhau, sản phẩm sàn gỗ tự nhiên đa dạng hơn, phong phú hơn, sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn.

  • Sàn gỗ công nghiệp

Được sử dụng nhiều nhất phải kể đến các loại sàn gỗ công nghiệp trong nội thất. Ván sàn gỗ công nghiệp có đặc điểm đó là đa dạng về mẫu mã, không bị giới hạn về sản lượng như gỗ tự nhiên. Đồng thời sở hữu tính thẩm mỹ khá tinh tế đem lại giá trị thẩm mỹ ấn tượng cho ngôi nhà.

Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên kết hợp với công nghệ ép nén cao để tạo ra vật liệu gỗ HDF, có thể thay thế được sàn gỗ tự nhiên cũng như chống lại được các ảnh hưởng của môi trường lên các loại vật liệu gỗ truyền thống như: mối mọt, cong vênh… được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến, nhập khẩu từ các nước như Đức, Malaysia, Thái Lan… Sản phẩm sàn gỗ Châu Âu có mẫu mã đẹp, màu sắc đa dang, phong phú. Ngoài ra, vật liệu cũng có giá thành phải chăng hơn các loại gỗ tự nhiên quý hiếm. Bởi vậy đây là vật liệu đang chiếm thị phần lớn nhất trong nhóm ngành ván gỗ ốp lát.

  • Sàn nhựa giả gỗ

Một lựa chọn khác được cho là phương án decor nội thất tiết kiệm chi phí mà lại đem đến nhiều công năng vượt trội đó là sàn nhựa vân gỗ. Sản phẩm có cấu tạo lớp bề mặt mô phỏng các lớp vân gỗ khá chi tiết đáp ứng được tiêu chí thẩm mỹ của người dùng. Sàn nhựa giả gỗ là loại sàn được sản xuất chủ yếu từ chất liệu nhựa PVC (Poly vinyl clorua) nguyên sinh có pha thêm bột đá stone để nâng tính chịu lực va đập của sàn, ngoài lớp lõi nhựa của sàn thì có lớp bề mặt giả gỗ được phủ UV chống trầy xước. Sàn nhựa vân (giả) gỗ cho màu sắc, hoạ tiết không khác gì các loại gỗ lót sàn cao cấp.

Sàn nhựa giả gỗ là loại vật liệu mới trong một vài năm trở lại đây nhưng đang ngày càng trở lên phổ biến và được tin dùng nhờ những ưu điểm của nó. Loại sàn này có thành phần chính từ nhựa PVC, bột đá và các chất phụ gia. Bên trên là lớp bề mặt giả gỗ có màu sắc và họa tiết như các loại sàn gỗ. Hơn thế nữa, với cấu tạo từ nhựa tổng hợp nên sản phẩm còn có khả năng hoàn toàn chống nước, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của các loại ván sàn từ gỗ. Do vậy, sàn nhựa giả gỗ dán keo và hèm khóa cũng là lựa chọn được khá nhiều người ứng dụng trong xây dựng.

  • Sàn gỗ ngoài trời

Đây là dòng vật liệu được nghiên cứu và phát triển dành riêng cho các khu vực lắp đặt ngoại thất. Do điều kiện đặc biệt của môi trường lắp đặt ngoài trời có tác động trực tiếp đến chất lượng tấm ốp, bởi vậy sàn gỗ ngoài trời có cấu tạo có thể chống lại những tác nhân này. Sự pha trộn giữa bột gỗ + bột nhựa + bột đá giúp ván sàn ngoài trời chịu được nắng, mưa, va đập mạnh từ các yếu tố không lường trước.

Sàn gỗ ngoài trời là dạng vật liệu gỗ nhựa tổng hợp với hai thành phần chính gồm bột gỗ và nhựa composite với đặc tính chịu nước, chịu nắng vượt trội so với các vật liệu truyền thống khác. Sản phẩm còn này được gọi với một số tên khác như: sàn gỗ nhựa ngoài trời, sàn gỗ composite, sàn gỗ WPC. Các hạng mục thi công thường sử dụng sàn gỗ nhựa bao gồm lót sàn hồ bơi, ban công, sân thượng, cầu cảng, sân khấu biểu diễn ngoài trời.

  • Lam trang trí

Lam gỗ đang là xu hướng trang trí nội ngoại thất của các chủ công trình hiện đại ngày nay. Lam gỗ là những thanh gỗ dài, thẳng tắp được thiết kế với nhiều màu sắc, chất liệu khác nhau. Vật liệu này thường được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất như: vách ngăn phòng, ốp trang trí, giàn che nắng… giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Lam gỗ có nhiều kiểu dáng và bề mặt khác nhau nhưng điểm chung của vật liệu này đó là thẩm mỹ đẹp, đa năng, linh hoạt trong lắp đặt và thiết kế. Bởi vậy mà đây là phương án được nhiều người dùng ưu tiên khi có nhu cầu nâng cấp thẩm mỹ không gian sống.

  1. Cách phân biệt các loại gỗ như thế nào?
  • Phân loại theo độ dày

Khi chọn mua sàn gỗ công nghiệp, người ta thường phân loại theo độ dày. Điều này giúp khách hàng dễ dàng phân biệt các loại sàn gỗ dựa theo các thông số trên tấm ván. Hiện nay, các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp được bán trên thị trường có các độ dày phổ biến: như 8mm, 10mm và 12mm. Trong đó, mỗi sản phẩm sàn sẽ thường phù hợp với các công trình cụ thể, kèm theo đó mức giá của chúng cũng có sự khác biệt. Sàn gỗ công nghiệp 8mm thường sử dụng lát sàn nhà ở tại phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ… Còn đối với dòng sàn 10mm sẽ phù hợp dùng cho các công trình cửa hàng, những khu vực nội thất có mật độ đi lại trung bình. Dòng sàn 12mm có giá cao nhất dùng cho các công trình dân cư, thương mại chịu lực tác động liên tục và đông người sử dụng. Phân loại theo độ dày là cách đơn giản giúp khách hàng dễ phân loại các dòng ván công nghiệp.

  • Phân loại theo bề mặt

Sàn công nghiệp có rất nhiều kiểu bề mặt, ngoài việc áp dụng công nghệ surface theo nhiều tiêu chuẩn như EIR, Luxury Matt, Real Wood, Soft Wood, … các dòng ván sàn còn sử dụng kiểu vân gỗ theo các loại bề mặt gỗ tự nhiên như Oak, Walnut, Chiu Liu, … Do đó, khách hàng có thể dựa vào kiểu bề mặt để phân biệt các loại sàn gỗ công nghiệp.

  • Phân biệt theo các thương hiệu sàn gỗ nổi tiếng

Các loại sàn gỗ hiện nay cũng thường được phân biệt theo các thương hiệu sản xuất. Hiện nay tại thị trường Việt Nam có rất nhiều dòng sản phẩm nhập khẩu chính hãng nổi bật hơn mẫu nội địa. Trong đó phải kể đến các sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm, chọn mua phổ biến như sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu Đức, sàn gỗ Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Bỉ… Mỗi thương hiệu sàn đến từ các quốc gia khác nhau sẽ có tính thẩm mỹ riêng. Chúng cũng có bảng giá khác nhau, đa dạng các phân khúc.

Bởi giữa rất nhiều sản phẩm được giới thiệu, đâu mới là dòng sàn gỗ chất lượng tốt, giá hợp lý nhất hiện nay thì không phải ai cũng biết. Khách hàng cần là tìm hiểu rõ về các mẫu sàn, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp nhất. Vì vậy, khi tìm kiếm và cân nhắc lắp đặt các mẫu sàn gỗ. Tốt nhất nên tìm đến những đơn vị cung cấp sàn gỗ uy tín để được hỗ trợ tư vấn và chọn mua vật liệu sàn tốt nhất. Điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn tối ưu khi tìm mua các loại sàn gỗ cho gia đình.

Hi vọng qua bài viết của Trần Doãn Group, bạn sẽ có đầy đủ kiến thức để chọn được loại sàn gỗ phù hợp cho ngôi nhà của bạn! Trần Doãn Group hiện đang là doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sản phẩm sàn gỗ chất lượng cao Krono-Original từ Châu Âu, với kinh nghiệm 18 năm trong lĩnh vực sàn gỗ công nghiệp chúng tôi tự tin mang đến cho bạn không gian sang trọng vừa ý.

Quý khách vui lòng gọi: 038 727 8888 để được tư vấn nhanh chóng.

CÔNG TY CỔ PHẦN TRẦN DOÃN

Trụ sở chính: 539 Lê Trọng Tấn, P. Sơn Kỳ, Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh

Kho: 20/52 Bờ Bao Tân Thắng, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *