Trang thông tin điện tử của công ty Trần Doãn
Tổ Yến TDG

Tổ Yến TDG

     Từ xưa đến nay, đã có biết bao món quà vô giá mà thiên nhiên đem đến cho con người. Đặc biệt là những phẩm vật tinh hoa của trời đất giúp bồi bổ sức khỏe, lưu giữ tuổi thanh xuân; đã được bao thế hệ tôn lên hàng thượng phẩm. Một trong những phẩm vật vô giá đó chính là những sản phẩm từ Tổ yến!

     Hiểu rõ giá trị dinh dưỡng và giá trị y học của loại phẩm vật này, Trần Doãn Group hiện đang nghiên cứu để cho ra đời công nghệ nuôi yến đạt chuẩn tự nhiên, giúp người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm yến sào sạch, nguyên chất với giá hợp lý và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm Yến sào TDG sẽ sớm ra mắt để mang đến nguồn dinh dưỡng tự nhiên quý giá cho Khách hàng thân yêu!

 

Yến sào TDG – món quà sức khỏe cho mọi nhà.

Các thành phần chính trong yến sào 

Protein: 

     Chiếm hàm lượng khá cao lên đến 45 – 55%. Protein không những giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, hoạt động liên tục mà còn tốt cho xương, sụn, máu.

Aspartic acid: 

     Chiếm hàm lượng 4.69%. Chất này có vai trò cực quan trọng trong việc tạo ra năng lượng cho tế bào hoạt động, loại bỏ các độc tố dư thừa ở tế bào gây hại cho hệ thần kinh, não, có khả năng khắc phục tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Đặc biệt đây là loại axit amin có trong yến sào rất tốt cho gan.

Proline:

     Chiếm hàm lượng 5.27%. Đây là một hợp chất quan trọng trong việc tái tạo mô, tạo thành collagen tốt cho da, giúp làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và duy trì huyết áp.

Cystein, Phenylalamine: 

     Chiếm hàm lượng 4.5%. Đây là những axit amin không thể thay thế, có tác dụng trong việc tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời.

Vì sao yến sào lại tốt cho trẻ em?

     Với những thành phần dinh dưỡng trên, có thể thấy yến sào là một trong những loại thực phẩm tốt cho trẻ em.

  • Cung cấp khoáng chất canxi và sắt, tăng cường hệ tiêu hoá cho trẻ bằng cách bổ sung protein, các acid amin và nguyên tố vi lượng từ thành phần yến sào.
  • Cung cấp mangan, đồng, kẽm tốt cho trí nhớ của trẻ.
  • Hỗ trợ phát triển xương và tăng hệ miễn dịch cho trẻ.

     Ở trẻ nhỏ từ 7 tháng trở đi có thể dùng được yến, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, mắc các bệnh về phổi lại càng cần phải thường xuyên bổ sung.

Vì sao yến sào lại tốt cho người già?

     Từ lâu, yến sào được xem là quà tặng vô cùng có giá trị dành cho ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi bởi dinh dưỡng trong yến sào mang lại.

     Với hai loại acid amin Proline và axit aspartic cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác bao gồm canxi, sắt, kẽm, mangan, … yến sào giúp:

  • Cải thiện hệ tiêu hoá tốt hơn.
  • Làm tăng lượng hồng cầu trong máu.
  • Tái tạo và phục hồi các tế bào tổn thương, đặc biệt là sụn bao bọc xương khớp.

Công Dụng Của Yến Sào Đối Với Phụ Nữ

  • Yến sào chứa hàm lượng Protein cao (hơn 50%), gồm 18 loại Acid Amin rất cần thiết cho cơ thể mà không loại thực phẩm nào có, trong đó có nhiều loại cơ thể không tự tổng hợp hoặc sản sinh ra được. Các khoáng chất này có tác dụng rất tốt với phụ nữ giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch chống lại bệnh tật, thanh lọc và làm mát cơ thể.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là Canxi và Vitamin D, giúp chống lão hóa da và loãng xương sau thời kỳ tiền mãn kinh mà hầu như tất cả phụ nữ ngoài 40-50 đều mắc phải.
  • Đặc biệt, trong Yến sào chứa nhiều Threonie, đây là chất bổ sung rất lớn trong việc hình thành nên Collagen và Elastine – 2 chất có khả năng tự tổng hợp, hình thành các tế bào da mới, phục hồi những tế bào bị tổn thương một cách nhanh chóng, ngăn ngừa lão hóa làn da.
  • Phụ nữ sau sinh rất thường bị chứng lãnh cảm, khả năng tình dục kém đi nhiều. Trong Yến sào chứa chất L-arginine với hàm lượng cao(11,4%) – có chức năng gia tăng lượng kích thích tố tăng trưởng HGG, làm nhanh quá trình hồi phục các tổn thương phần mềm, điều hòa lưu thông tuần hoàn, cải thiện các rối loạn chức năng tình dục rất tốt cho phụ nữ.
  • Phụ nữ mang thai sau 3 tháng dùng Tổ yến rất tốt vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng bổ sung hoàn hảo cho người mẹ và đứa con sắp chào đời. Yến sào cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng phong phú, giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai dùng yến sào sẽ nhanh lấy lại sức khỏe nhờ hoạt chất EGF có trong yến.

Công Dụng Của Tổ Yến Đối Với Người Bệnh

  • Trong thành phần của Tổ yến có chứa chất Acid Syalic có tác dụng hồi phục nhanh cơ thể khi bị tổn thương hồng cầu. Một số Acid Amin có hàm lượng cao như Acid Aspartic (4,69%), Proline (5,27%) giúp phục hồi các tế bào cơ, mô tế bào. Đặc biệt Acid Syalic và Tyrosine giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận). Chính vì thế, việc bổ sung nguồn dinh dưỡng từ yến sào đối với người bệnh là điều rất cần thiết.
  • Hiện nay yến sào đang được nghiên cứu điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể. Nó cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, bệnh nhân sau mổ giúp cơ thể phục hồi nhanh.
  • Ngoài ra, tổ yến cũng là thức ăn rất bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng nảy do hút thuốc và uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng.

 

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Yến Sào

  • Đối với trẻ em khi cho sử dụng yến thì nên thử từ từ vì có thể gây dị ứng cho bé. Tuy nhiên, không nên dùng thường xuyên cho trẻ em, nhất là trước bữa ăn. Việc dùng yến sào trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết trong máu, làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ, làm tăng biểu hiện biếng ăn và có thể làm giảm khẩu phần ăn trong bữa ăn sau đó, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
  • Nên chế biến yến sào ở nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100ºC. Thông thường, phương pháp chế biến yến sào chủ yếu là chưng hoặc hấp, không nấu trực tiếp. Không nên cho đường phèn quá nhiều vào món ăn chế biến từ yến sào vì hàm lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ tích cực của yến sào.
  • Yến sào cũng không phù hợp với những người có rối loạn đường huyết, như bệnh nhân tiểu đường hay viêm tụy.
  • Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da méc, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào.

Thông tin

Sungroup